LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG HIỆU BALMAIN

1₫

Năm thành lập: 1945 Địa chỉ: Paris, Pháp Nhà sáng lập: Pierre Balmain Chủ sở hữu: Mayhoola Investments Giám đốc sáng tạo: Pierre Balmain (1945 – 1982) Erik Mortensen (1982 – 1990) Hervé Pierre (1990 – 1992) Oscar de la Renta (1993 – 2002) Christophe Decarnin (2005 – 2011) Olivier Rousteing (2011 – hiện tại) BALMAIN Thương hiệu Pháp Balmain đã có...

Balmain

Năm thành lập: 1945

Địa chỉ: Paris, Pháp

Nhà sáng lập: Pierre Balmain

Chủ sở hữu: Mayhoola Investments

Giám đốc sáng tạo:

  • Pierre Balmain (1945 – 1982)
  • Erik Mortensen (1982 – 1990)
  • Hervé Pierre (1990 – 1992)
  • Oscar de la Renta (1993 – 2002)
  • Christophe Decarnin (2005 – 2011)
  • Olivier Rousteing (2011 – hiện tại)
  • BALMAIN

    Thương hiệu Pháp Balmain đã có một sự tiến hóa mạnh mẽ từ khi được khai sinh năm 1946

    Thương hiệu Balmain do Pierre Balmain thành lập năm 1946. Trước đây, thương hiệu gắn liền với hình ảnh những bộ đầm couture, mang vẻ đẹp cổ điển đậm chất Pháp. Nhưng ngày nay, cái tên Balmain lại gợi nhớ phong cách quân đội, edgy chic được các ngôi sao như Rihanna, Kim Kardashian, Naomi Campbell… ưa chuộng. Như vậy, Balmain là một trong số ít những nhà mốt thời trang có sự thay đổi ngoạn mục về ADN.

     

    Khai sinh nhà mốt Balmain

    Pierre Balmain sinh năm 1914 tại Saint Jean de Maurienne, một thị trấn nhỏ nằm ở vùng Savoie, nước Pháp. Ông là một thành viên trong nhóm những nhà thiết kế có tầm nhìn vượt trội, giúp dẫn dắt nền thời trang nước Pháp thăng hoa sau Thế chiến II.

    Sau khi theo học kiến trúc được một thời gian ngắn (để chiều lòng mẹ của ông), Balmain bắt đầu sự nghiệp thời trang với chân trợ lý cho nhà couture người Pháp Lucien Lelong, cùng làm việc bên cạnh Christian Dior và Hubert de Givenchy, đều là những tên tuổi nổi danh sau này. Mùa thu năm 1945, Balmain rời khỏi nhà mốt của Lucien Lelong để thành lập thương hiệu riêng mang tên ông.

    Phong cách thời trang haute couture thuở khai sinh

     

    Một phom dáng quen thuộc của Balmain dưới thời Pierre Balmain

    Balmain là nhà thiết kế tiên phong với phong cách “Jolie Madame” yêu kiều. Hãng sử dụng chất liệu vải thêu, chiết eo, váy xòe full skirt là chủ yếu.

    Phong cách này của Balmain rất khác với kiểu thời trang thoải mái và tiện dụng lúc bấy giờ. Và sự thành công của ông chứng tỏ rằng phụ nữ Pháp sau một thời gian chịu đựng kham khổ và tiết giảm chưng diện vì dư âm của Thế chiến II, giờ đây họ cần một người mang vẻ tươi mới, nữ tính và sang trọng trở lại. Người đó không ai khác chính là Pierre Balmain.

    Phong cách “Jolie Madame” mà Balmain tạo dựng nhanh chóng được các tầng lớp quý tộc Châu Âu và sao Hollywood ưa chuộng. Trong số những ngôi sao tìm đến Balmain để đặt hàng những chiếc đầm cocktail, dạ hội và áo cưới có Audrey Hepburn, Ava Gardner, Brigitte Bardot, Josephine Baker, Katharine Hepburn, Marlene Dietrich và Sophia Loren.

    Hậu cái chết của Pierre Balmain

    Sau khi Pierre Balmain mất năm 1982, con thuyền Balmain đã được lèo lái bởi những nhà thiết kế tài năng, biết cách cân bằng giữa truyền thống, nét đặc trưng của thương hiệu với nhu cầu hiện đại.

    Những nhà thiết kế đó bao gồm Erik Mortensen, Herve Pierre, Laurent Mercier, Oscar de la Renta và Christophe Decarnin. Họ đã lấy cảm hứng từ màu sắc, vẻ mềm mại, thanh lịch trên tinh thần của “Jolie Madame” để duy trì nét mỹ miều đặc trưng của nhà mốt trong các thiết kế.

    Trong số đó, có hai nhà thiết kế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với truyền thông. Đó là Oscar de la Renta và Olivier Rousteing.

    Dưới thời kỳ của Oscar de la Renta

     

    Oscar de la Renta và bộ sưu tập couture cho Balmain

    Oscar de la Renta có lẽ là nhà thiết kế có sức ảnh hưởng nhất. Ông dẫn dắt thương hiệu từ năm 1993 đến 2002. Khi gia nhập Balmain Oscar de la Renta đã là một gương mặt có tiếng trong giới thời trang. Cũng giống như Pierre Balmain, Oscar chú trọng những thiết kế đơn giản, tinh tế hơn là những trang phục quá kiểu cách hoành tráng. Lúc bấy giờ ngành thời trang couture đang trong giai đoạn khó khăn do tính không thiết thực, Oscar de la Renta muốn gia nhập Balmain để tiếp nhận những thử thách mới và giúp nhà mốt vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Hiện đại hóa triệt để nhờ Olivier Rousteing

    Olivier Rousteing và Rosie Whittington-Huntley trong campaign quảng cáo Balmain Thu Đông 2014

    Năm 2011, Olivier Rousteing chính thức nhận chức Giám đốc sáng tạo của Balmain. Nhà thiết kế trẻ đã kết hợp nét hiện đại, tươi mới của thời đại anh với những di sản của các tiền bối đi trước để làm nên những bộ sưu tập edgy chic. Các thiết kế của anh được rất nhiều ngôi sao như Rihanna, Kim Kardashian, Rosie Huntington-Whiteley, Naomi Campbell… ưa chuộng.

    Olivier tiếp tục phát huy kỹ thuật cắt may, thêu thủ công từ tay nghề của những người thợ làm đồ couture cổ điển vào các bộ sưu tập của anh. Đồng thời, anh vận dụng sức mạnh của tên tuổi Balmain, bắt tay cùng các thương hiệu thời trang phổ thông như Puma

     Giám đốc sáng tạo trẻ này cũng thay đổi hình ảnh logo Balmain cho hiện đại hơn.

    MATTHIEU PETRI, GIÁM ĐỐC BÁN LẺ KỲ CỰU CỦA CHAUMET (LVMH), ĐẦU QUÂN CHO BALMAIN

    Matthieu Petri, Giám đốc bán lẻ (Retail Director) của hãng trang sức xa xỉ Chaumet rời LVMH sau 8 năm gắn bó để về nhà Balmain.

    Balmain Xuân - Hè 2021

    BST Xuân Hè 2021 của Balmain

    Matthieu Petri trở thành CCO của Balmain

    Sau nhiều năm gắn bó với tập đoàn LVMH, Matthieu Petri đã “dứt áo” để gia nhập Balmain. Tại Balmain, Petri sẽ thay thế Fabio Aiola ở cương vị Chief Commercial Officer, báo cáo trực tiếp với Giám đốc Điều hành Jean-Jacques.

    Trong vai trò mới, Petri sẽ chịu trách nhiệm tối ưu hóa các kênh phân phối của Balmain. Đồng thời, ông cũng phải đảm bảo sự thống nhất về mặt hình ảnh thương hiệu trong các hoạt động bán lẻ của Balmain.

    Chia sẻ với báo chí, Petri nhận định: “Balmain có nhiều tiềm năng phát triển tuyệt vời. Tôi rất nôn nóng được đóng góp vào thành công thương mại cho nhà mốt với các đối tác toàn cầu.” Ông nhận định, khách hàng ngày nay khát khao sự xác thực. Họ coi trọng tính toàn diện của một doanh nghiệp. Balmain sở hữu cả hai điều này, rất “ăn rơ” với chuyển động của thế giới ta đang sống.

    Đôi nét về Matthieu Petri

    Một điều thú vị là ở giai đoạn đầu sự nghiệp, Petri không làm trong ngành thời trang. Ông tốt nghiệp Đại học ESSEC Business School, thuộc thành phố Cergy, tây bắc nước Pháp. Thuở mới ra trường, Petri làm Trợ lý quản lý tiếp thị tại tập đoàn viễn thông Bouygues Telecom. Sau đó, ông làm giám đốc phát triển sản phẩm tại tập đoàn tư vấn chiến lược đa quốc gia Boston Consulting Group (BCG). Tại đây, Matthieu Petri đã đảm trách tư vấn phát triển chiến lược cho các hãng đồng hồ, trang sức xa xỉ ở Paris.

    Cửa hàng Chaumet ở Paris. Ảnh: LVMH.

    Sự nghiệp của Matthieu Petri chính thức chạm ngõ thời trang vào năm 2012, khi ông chuyển sang làm việc tại tập đoàn LVMH. Lúc này, Matthieu Petri hãy còn là một quản lý dự án cấp cao. Ông đã giải quyết nhiều vấn đề cho Céline, Givenchy, Loewe, Kenzo, Marc Jacobs, DKNY và Nicholas Kirkwood. Chỉ sau hai năm ngắn ngủi, Petri trở thành phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn LVMH tại Mỹ. Năm 2014, ông cũng chuyển sang sinh sống tại thành phố New York. Sau ba năm, Petri trở về quê hương và làm Giám đốc bán lẻ cho Chaumet (dù vẫn là LVMH) tại Paris, Pháp. Petri đã giúp Chaumet mở rộng thị trường sang Tây Ban Nha và Monaco.

    Sự kiện Balmain mời Matthieu Petri đảm nhận vị trí CCO là hoạt động đáng chú ý mới nhất của Balmain. Hai hoạt động gần đây nhất của hãng là lần ra mắt cửa hàng flagship tại đại lộ Madison, New York và sự ra đời mẫu monogram mới Balmain 1945.

     BỊ TỐ ĐẠO NHÁI FENDI, GIVENCHY

    Họa tiết monogram 1945 mới của Balmain trông thật giống với Fendi, thậm chí là Givenchy, dấy lên một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội

    Olivier Rousteing, giám đốc sáng tạo Balmain, trong khẩu trang và túi mang monogram Balmain 1945, cùng giày Yeezy. Ảnh: Instagram @olivier_rousteing

    Gần đây, giám đốc sáng tạo của Balmain, Olivier Rousteing, vừa cho ra mắt một dòng sản phẩm mới: Balmain 1945 Collection. Con số 1945 ám chỉ ngày nhà mốt chính thức thành lập. Điểm đặc biệt chính là họa tiết monogram tựa mê cung, hai màu trắng đen, dệt trên nền vải jacquard.

    Khi bộ sưu tập này vừa được tung ra, Olivier Rousteing đã ngay lập tức tìm đến Kim Kardashian để mời cô thử mẫu mới. Từ lâu, chị em nhà Kardashian đã là fan trung thành của Balmain dưới bàn tay của Olivier Rousteing.

    Ảnh: Instagram @kimkardashian

    Mặc những sản phẩm Balmain 1945, Kim Kardashian hãnh diện khoe chúng trên Instagram. Nhưng, hàng loạt cư dân mạng vào than phiền, sao monogram mới của Balmain giống y hệt với Fendi và Givenchy thế?

    Từ trái sang phải: monogram Balmain 1945, Fendi và Givenchy. Có sự giống nhau không hề nhẹ ở đây.

    Lịch sử monogram Balmain 1945

    Giám đốc sáng tạo Olivier Rousteing nhanh chóng phân trần: Không, thực chất monogram này đã có trong lịch Balmain. Anh nhanh chóng chia sẻ một tấm hình chụp xưa cũ của Balmain từ năm 1971. Có thể thấy, nhà sáng lập thương hiệu, Pierre Balmain, đã tự tay thiết kế mẫu monogram này 10 năm trước khi ông qua đời.

    Monogram Balmain mới xuất hiện trong bản vẽ phác thảo tay năm 1971 của nhà thiết kế quá cố Pierre Balmain

    Được biết, họa tiết này lấy cảm hứng từ tạo hình mê cung của những khu vườn Renaissance của Pháp. Đồng thời, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy họa tiết này tạo nên hai chữ PB. Đại diện cho Pierre Balmain, tên của nhà sáng lập thương hiệu.

    Để ăn mừng sự tái sinh của monogram Balmain, Olivier Rousteing cũng nhanh chóng thực hiện một bộ ảnh mô phỏng bức hình xưa cũ. Các người mẫu tạo dáng trên nền toà nhà cổ của Pháp, với những chiếc túi và rương monogram Balmain trắng đen tương tự.

    Bức ảnh chụp năm 1971 của Balmain….

     

    …và bộ ảnh mới năm 2020

    Sự trùng lặp giữa monogram Balmain, Fendi, và Givenchy

    Tuy nhiên, trong các bài phỏng vấn, Olivier Rousteing lại hoàn toàn không đả động tới việc vì sao có nét tương đồng giữa monogram của Fendi và Balmain. Để hiểu rõ hơn, chúng ta phải nhìn về lịch sử của hai thương hiệu này. Cả hai đều có một đặc điểm chung, đó chính là nhà thiết kế quá cố Karl Lagerfeld.

    Ông hoàng tóc bạc thuở còn trẻ từng là phụ tá của Pierre Balmain! Ông làm việc cho thương hiệu này suốt ba năm, trước khi đến với Fendi.

    Được biết, Karl Lagerfeld đã thiết kế monogram cho Fendi vào năm 1965. Không có đủ tư liệu lịch sử cho thấy liệu Pierre Balmain đã lên ý tưởng cho monogram của mình trước, hay sau Karl Lagerfeld. Cũng không thể biết được liệu hai nhà thiết kế quá cố có từng thảo luận về ý tưởng vẽ monogram cùng nhau hay không. Và bây giờ, thông tin này đã theo họ về miền cực lạc.

    Trong khi đó, logo Givenchy thì được nhà thiết kế Paul Barnes lên ý tưởng năm 2003. Vô cùng trẻ khi so với tuổi đời của monogram Balmain và Fendi. Nếu nói đúng hơn, thì Givenchy đã lấy ý tưởng từ Fendi và Balmain, thay vì ngược lại.

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn. Trân trọng cảm ơn.
Với mong muốn mang lại sự hài lòng cho quý khách khi mua hàng, chúng tôi có những quy định trong vận chuyển, nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm quý khách mua là sản phẩm mà vừa ý nhất. 1. Chúng tôi sẽ được thực hiện và chuyển phát dựa trên mẫu khách hàng đã chọn. Trường hợp không có đúng sản phẩm Quý khách yêu cầu chúng tôi sẽ gọi điện xác nhận gửi sản phẩm tương tự thay thế. 2. Thời gian chuyển phát tiêu chuẩn cho một đơn hàng là 12 giờ kể từ lúc đặt hàng. Chuyển phát sản phẩm đến các khu vực nội thành thành phố trên toàn quốc từ 4 giờ kể từ khi nhận hàng, chuyển phát ngay trong ngày đến các vùng lân cận (bán kính từ 10km – 50km). 3. Các đơn hàng gửi đi quốc tế: không đảm bảo thời gian được chính xác như yêu cầu, không đảm bảo thời gian nếu thời điểm chuyển phát trùng với các ngày lễ, tết và chủ nhật tại khu vực nơi đến. 4. Trường hợp không liên lạc được với người nhận, người nhận đi vắng: - Nếu chưa rõ địa chỉ chúng tôi sẽ lưu lại trong vòng 6 tiếng và liên lạc lại với người nhận, trong trường hợp ko liên lạc được đơn hàng sẽ bị hủy và không được hoàn lại thanh toán. - Nếu địa chỉ là công ty, văn phòng, nhà ở… Chúng tôi sẽ gửi đồng nghiệp, người thân nhận hộ và ký xác nhận - Để tại một nơi an toàn người nhận dễ nhận thấy tại nhà, văn phòng, công ty… Trường hợp này không có ký nhận. 5. Trường hợp người nhận không nhận đơn hàng: - Chúng tôi sẽ hủy bỏ đơn hàng. Trường hợp này sẽ không được hoàn trả thanh toán. 6. Trường hợp không đúng địa chỉ, thay đổi địa chỉ: - Không đúng địa chỉ: trường hợp sai địa chỉ chúng tôi sẽ lưu lại 6 tiếng và liên lạc với người gửi và người nhận để thỏa thuận về địa điểm, thời gian, nếu địa chỉ mới không quá 3km sẽ phát miễn phí. Trường hợp địa chỉ mới xa hơn 3km sẽ tính thêm phí theo quy định chuyển phát. 7. Trường hợp không tồn tại người nhận tại địa chỉ yêu cầu: đơn hàng sẽ được hủy và không được hoàn lại thanh toán. 8. Chúng tôi không vận chuyển sản phẩm đến các địa chỉ trên tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, khu vực nguy hiểm, các khu vực cấm…

Sản phẩm bán chạy