KHÁI NIỆM HÀNG OEM/ODM/TRAY/REP/REFURBISHED.
0₫
NHỮNG ĐIỀU QUÝ KHÁCH CẦN BIẾT VỀ KHÁI NIỆM NGUỒN HÀNG OEM/ODM/TRAY/REP/REFURBISHED. OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Original Equipment Manufacturer “ dịch là “ Nhà sản xuất thiết bị gốc ”. Hiểu nôm na hàng OEM là mặt hàng được sản xuất bởi một nhà máy hoặc doanh...
NHỮNG ĐIỀU QUÝ KHÁCH CẦN BIẾT VỀ KHÁI NIỆM NGUỒN HÀNG OEM/ODM/TRAY/REP/REFURBISHED.
OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Original Equipment Manufacturer “ dịch là “ Nhà sản xuất thiết bị gốc ”. Hiểu nôm na hàng OEM là mặt hàng được sản xuất bởi một nhà máy hoặc doanh nghiệp chuyên thực hiện các công việc như cung ứng sản phẩm và sản xuất theo đơn đặt hàng của đơn vị đối tác.
ODM viết tắt của “ Original Design Manufacturing “ nó dùng để chỉ về hình thức kinh doanh chuyên thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Khác biệt giữa OEM và ODM đó là công ty sản xuất OEM chỉ sản xuất hay gia công sản phẩm, còn công ty ODM chỉ thiết kế và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Những công ty ODM đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.
Nhìn chung các mặt hàng OEM đều tốt, nằm ở mức 9/10 so với các mặt hàng chính hãng bởi vì đây là mặt hàng được sản xuất theo yêu cầu của hãng và dựa trên tiêu chuẩn chất lượng cũng như được dán tem chính hãng. Về giá thành, các mặt hàng OEM sẽ có giá thành thấp hơn hàng chính hãng do độ tính xảo cùng tính bền sẽ kém hơn một chút nhưng nhìn chung là một chín một mười so với hàng chính hãng bởi vì các linh kiện, nguyên liệu đều có nguồn gốc từ nhà sản xuất chính hãng.
TRAY! Đây là thuật ngữ để chỉ loại hàng đặc biệt. Hàng này không được nhà sản xuất tung ra thị trường theo kiểu bình thường mà là hàng tuồn, do công nhân trong xưởng mang ra trong quá trình sản xuất rồi bán lại với giá thấp cho phe buôn hàng. Loại hàng này chỉ bao gồm sản phẩm và túi đựng, không có hộp cứng, phụ kiện như hàng bình thường.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hàng TRAY và hàng bình thường là hàng TRAY thì không có hộp và vài phụ kiện cơ bản hoặc cũng có thể đủ, 1 vài đặc điểm ngoại hình có thể khác chút nhưng chất lượng âm thanh, độ bền thì không khác.
REP là gì? Thì hàng Rep là Replica, nghĩa là bản sao, mô phỏng. Nhưng hàng Rep cũng có hai loại là Rep thường và Rep 1:1.
Hàng Rep thường và hàng rep 1:1 là gì?
Hàng replica 1:1 là sản phẩm được làm nhái một cách công phu với tỉ lệ 1:1, sản phẩm này có chất lượng giống hệt sản phẩm chính hãng. Bằng mắt thường hoặc đi vào cũng khó mà cảm nhận được sự khác biệt.
Hàng rep thường là bản mô phỏng bản sao gần giống hàng chính hãng, nó chỉ giống 90% hàng chính hãng mà thôi.
Hàng rep 1:1 là bản mô phỏng giống y hệt bản Auth với tỉ lệ 1:1, nghĩa là giống y hệt.
"REFURBISHED": Nói chung, hàng refurbished là hàng vì một lý do gì đó được trả lại cho nhà sản xuất. Nhưng hàng này được hãng kiểm tra lại, thay mới hoàn toàn để đảm bảo chất lượng và thông số kỹ thuật . Sau đó được đóng gói lại và bán ra thị trường, nên hàng "refurbished" thực chất vẫn coi như là hàng mới . Nhưng theo luật của một số nước phát triển thì hàng Refurbished không được bày bán như hàng mới và giá phải thấp hơn so với hàng mới ( Brand NEW).
Hàng refurbished nếu mua được thì quả là 1 món hàng giá hời với chất lượng như hàng mới, đặc điểm nhận dạng loại hàng này thường nhìn thấy ngay trên Bao bì của hãng dán hoặc in chữ "refurbished" TO ĐÙNG. Còn không thì 1 số hãng ko in lên bao bì mà in hoặc dập trực tiếp chữ "refurbished" lên bề mặt sản phẩm. Cũng không ngoại trừ 1 số ít các hãng ko in, ko dập gì mà trả thẳng luôn bộ sản phẩm cho khách hàng hoặc nhà phân phối.
Những nguyên nhân hàng hóa phải quay lại nhà sản xuất:
Khách hàng trả về: Một số công ty bán lẻ cho phép khách hàng trả lại hàng hóa đã mua trong vòng 30 ngày vì bất kỳ lý do gì mà vẫn được trả lại đủ tiền. Nếu hàng hóa vẫn tốt nguyên thì các cửa hàng này sẽ bán hàng hóa đó dưới dạng “hàng bị mở thùng” và có chiết khấu giá. Nếu có một vài lỗi nào đó thì hàng hóa đó sẽ bị trả lại cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ kiểm tra, sửa lại các lỗi và sau đó bán ra dưới dạng refurbished.
Do vận tải hoặc hư hỏng bên ngoài: một số hàng hóa do vận chuyển, bốc xếp làm bao bì bị dập nát, mặc dù hàng hóa bên trong vẫn nguyên vẹn và vẫn hoạt đông tốt. Đôi khi trong trường hợp này hàng hóa cũng bị xây xát, vỡ nứt mặc dù nó không ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. Trong những trường hợp này, người bán thường gửi trả lại hàng cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất kiểm tra hàng, thay thế các chi tiết bị rạn nứt, đóng gói lại như mới, nhưng không được bán như hàng mới mà phải dán nhãn “refurbished” và bán giá thấp hơn.
Hàng hóa đưa đi triển lãm: hàng hóa đưa đi triển lãm bị bóc thùng để trên sạp, hàng hóa bầy mẫu trong các siêu thị, hoặc hàng hóa đưa đi kiểm chứng chất lượng,sau đó sẽ trả về cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất kiểm tra lại chất lượng, đóng thùng và xuất bán dưới dạng “refurbished”.
Bị lỗi trong quá trình sản xuất: Nếu một linh kiện nào đó được phát hiện là có lỗi sau khi hàng hóa đã rời nhà máy thì người sản xuất có thể thu hồi hàng hóa đó lại , thay thế linh kiện bị lỗi rồi đưa trở lại thị trường.
TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG CƠ BẢN MÀ QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN NẮM ĐƯỢC VỀ NGUỒN HÀNG OEM/ODM/TRAY/REP/REFURBISHED.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ SỐ HOTLINE : 0965594290
TRÂN TRỌNG
HENDERSON ATELIER